Ngày 07/01/2025
Tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay còn tệ hơn so với kịch bản xấu nhất mà Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc (IPCC) đã dự kiến, với những tác hại thường gây tử vong đã và đang xảy ra qua những biến cố khắc nghiệt như bão tố, lũ lụt, hạn hán và những đợt khí nóng.
Ngay cả khi toàn thế giới cắt giảm khí nhà kính, Địa Cầu cũng cần phải có thời gian để phục hồi, bởi vẫn còn những loại khí thải đã tích tụ sẵn trong bầu khí quyển. Đây là lý do tại sao cần phải chú trọng vào những loại khí thải ngắn hạn cụ thể là khí mêtan. Khí mêtan tích nhiệt tối thiểu 72 lần nhiều hơn so với khí CO2, trong khoảng thời gian trung bình 20 năm. Nguồn phát thải khí mêtan lớn nhất là ngành công nghiệp chăn nuôi, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên vấn nạn hâm nóng toàn cầu cần phải được chấm dứt.
Dưới đây là một vài dẫn chứng mới nhất về những tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống của con người và loài vật.
- Băng tan chảy ở Bắc Cực và Nam Cực: Băng tan ở Bắc cực sớm hơn 70 năm so với những ước tính của IPCC. Không có lớp băng bảo vệ để phản chiếu ánh sáng mặt trời, 90% nhiệt lượng của mặt trời có thể chiếu thẳng xuống mặt nước, do đó đẩy nhanh quá trình hâm nóng toàn cầu. Nếu nước biển ấm lên, băng đá sẽ tan chảy nhanh lên. Một khi băng đá tan, sẽ không còn sự phản xạ nhiệt trở lại không gian nữa. Vì thế lượng nhiệt này sẽ làm băng đá tan chảy nhanh hơn, đồng thời làm nước biển ấm lên. Cả hai quá trình tương hỗ nhau làm băng tan nhiều hơn, do đó làm cho Địa cầu nóng hơn.
- Với những tảng băng khổng lồ ở Greenland và Nam Cực vẫn tiếp tục tan chảy, khiến mực nước biển dâng cao tới mức thảm họa và bão tố mạnh hơn là những hậu quả tất yếu. Nếu toàn khối băng tan chảy thì mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng tối thiểu từ 3,3 tới 3,5 mét, gây ảnh hưởng đến hơn 3,2 tỷ người – đó là gần một nửa dân số thế giới – những người sống trong phạm vi 200 dặm dọc các bờ biển. Có hơn 70% dân số thế giới sống dọc theo các đồng bằng ven biển và 11 trong tổng số 15 thành phố lớn nhất trên thế giới thuộc khu vực cửa sông ven biển. Trong thế kỷ 20, mực nước biển đã dâng lên từ 10 đến 20 cm. IPCC dự đoán rằng trong thế kỷ 21, mực nước biển sẽ dâng cao từ 9 đến 99 cm.
Mức dâng cao khiêm tốn theo ước tính này cũng đủ để gây nên sự tàn phá thảm khốc – gây thiệt hại lớn về sinh mạng và tài sản. Lụt lội vùng ven biển cùng những thiệt hại do bão, xói mòn bờ biển, nhiễm mặn nguồn nước ngọt, lũ lụt ở các khu vực đầm lầy ven biển cũng như ở các cồn nổi và sự gia tăng ngập mặn ở các cửa sông đều là hậu quả của mực nước biển dâng dù chỉ ở mức độ thấp – như vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam bị xâm nhập mặn nặng nề nhất trong 90 năm qua.
- Đất đai bị ngập chìm và tỵ nạn khí hậu: Với nguy cơ tan chảy của 2 lớp băng đá ở Greenland và Tây Nam cực, thế giới sẽ phải đối diện với mực nước biển dâng lên tới 13 mét, các thành phố lớn như Luân Đôn, Bangkok, Hồ Chí Minh và vùng đổng bằng sông Cửu Long, NewYork, San Francisco sẽ bị nhấn chìm, khiến hàng triệu người phải di tản và gây thiệt hại to lớn về kinh tế.
Nước biển dâng cao sẽ làm ô nhiễm nguồn nước ngọt cả trên bề mặt lẫn các mạch nước ngầm, khiến tình trạng khan hiếm nước ngọt trở nên trầm trọng hơn. Dân cư vùng nông thôn và đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) tại một số vùng ven biển sẽ bị xóa sổ. Hiện tại các đảo Tuvalu, Maldives, các hải đảo Kiribati và khoảng 40 quốc đảo khác đang phải lên kế hoạch di tản toàn bộ dân cư trong cả nước. Một báo cáo của Tổ chức Di dân Quốc tế cho biết khả năng sẽ có 200 triệu hoặc thậm chí 1 tỷ dân trở thành người tỵ nạn khí hậu vào năm 2050 hoặc ngay trong thời đại của chúng ta.
- Mêtan Hydrat – Quả bom nổ chậm: Một thay đổi nữa của Bắc cực là hiện tượng băng vĩnh cửu tan chảy, đây thường là lớp băng tích trữ mêtan (dưới dạng mêtan hydrat). Sự tan chảy của lớp băng này trong những năm gần đây đã giải phóng khí mêtan, khiến lượng khí mêtan trong khí quyển đột ngột gia tăng kể từ năm 2004.
Hâm nóng toàn cầu vượt quá 2°C có thể làm hàng tỷ tấn khí mêtan (tồn tại dưới dạng hydrat dưới đáy đại dương) thoát vào bầu khí quyển, dẫn đến sự hủy diệt hàng loạt sự sống trên Địa Cầu.
Theo ông John Atcheson – Nhà Địa chất học: “Nhiệt độ chỉ tăng vài độ thôi cũng đủ làm những loại khí này bốc hơi và thoát vào bầu khí quyển, từ đó làm nhiệt độ tăng thêm. Vì vậy, càng nhiều khí mêtan thoát ra thì Địa Cầu và đại dương càng bị hâm nóng và chu trình cứ thế tiếp diễn. Có khoảng 400 tỷ tấn khí mêtan được lưu giữ trong lớp băng đá ở vùng lãnh nguyên Bắc cực – lượng khí đủ để kích hoạt phản ứng dây chuyền… Một khi được châm ngòi, chu trình này có thể dẫn đến hậu quả là hâm nóng toàn cầu vượt ngoài tầm kiểm soát.”
Ngoài sự dâng cao của mực nước biển, chúng ta còn lo ngại ảnh hưởng của các loại khí độc, cụ thể là khí hydro sunfua, khí mêtan và các loại khí khác trong đại dương. Băng đá cũng sẽ tan thêm nếu như khí mêtan tiếp tục thoát ra từ lớp băng vĩnh cửu v.v… cũng như từ đại dương cùng với tất cả các loại hoạt động chăn nuôi. Như vậy, loại khí này cứ tiếp tục tích tụ và lưu lại trong bầu khí quyển một thời gian dài. Nếu tình trạng hâm nóng vẫn tiếp diễn theo xu hướng hiện nay, tăng vượt quá 2°C, có thể làm hàng tỷ khí mêtan thoát vào bầu khí quyển, dẫn đến sự hủy diệt hàng loạt sự sống trên Địa Cầu.
Tại thời điểm không thể vãn hồi, tình trạng sẽ xuống dốc nhanh chóng và không thể thay đổi gì được nữa. Không thể làm gì thêm để cứu vãn vào lúc đó. Và có thể sẽ không còn ai sống sót hoặc có lẽ chỉ còn lại rất ít người thôi. Một khi Địa cầu bị hủy diệt, nó sẽ giống như tình trạng của Hỏa tinh, không thể sinh sống được nữa. Và phải mất hàng triệu năm, đôi khi hàng trăm triệu năm để cho bất cứ một hành tinh nào phục hồi lại, nếu hành tinh đó còn có khả năng phục hồi.
- Sông băng suy giảm và tình trạng khan hiếm nước: Hâm nóng toàn cầu làm cho các dòng sông băng Hy Mã Lạp Sơn suy giảm, với 2 phần 3 trong số hơn 18.000 sông băng đang thu hẹp dần, đe dọa sự sống hơn 1 tỷ người. Ảnh hưởng ban đầu là lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng, rồi tình trạng sông băng đang dần thu hẹp kéo theo sự suy giảm lượng mưa, hạn hán và nạn khan hiếm nước trầm trọng.
Sông Colorado (nguồn nước từ băng tuyết tan chảy) ở Mỹ cung cấp nước cho 7 tiểu bang phía tây đang cạn dần. Dãy núi Sierra Nevada cung cấp nước tưới tiêu dùng cho vùng thung lũng California, là vựa rau và trái cây của thế giới đã tan chảy sớm hơn vào mùa xuân, dự kiến sẽ suy giảm 30%. Khoảng 70% các dòng sông băng thuộc rặng Andes ở Peru, với các đỉnh phủ băng cung cấp nước và thủy điện cho cư dân được dự đoán sẽ biến mất trong vài năm tới. Ở Trung Quốc, các dòng sông băng bị thu hẹp khoảng 7% mỗi năm, gây ảnh hưởng tàn khốc cho 300 triệu người. Trên ngọn núi Kilimanjaro cao nhất ở châu Phi, các vùng băng tuyết đã bị thu hẹp gần 80% trong thế kỷ qua.
Sự thiếu hụt nguồn nước khiến tình hình càng trở nên căng thẳng và thậm chí còn dẫn đến xung đột vì quá nhiều người, kể cả những người nông dân nghèo khó, không có đủ nước sinh hoạt hoặc đang phải tranh đấu cho phần nước của họ.
- Vùng biển chết, axít hóa đại dương, đánh bắt cá quá mức: Theo Ủy ban nghiên cứu PEW có trụ sở ở Hoa Kỳ đã phát hiện việc đánh bắt cá quá mức là mối đe dọa nghiêm trọng nhất cho hệ sinh thái biển, tiếp theo là nước thải của ngành nông nghiệp, bao gồm phân gia súc, phân bón hóa học dùng cho việc trồng ngũ cốc để nuôi gia súc. Nhiều vùng biển chết đang hình thành bởi biến đổi khí hậu, có đến hơn 400 vùng biển chết và con số này tăng dần do dòng chảy nhiễm phân bón đến từ ngành chăn nuôi, góp phần làm cho tình trạng thiếu hụt khí oxy cần thiết cho sự sống càng thêm nghiêm trọng. Các nhà khoa học ước tính rằng hơn 90% loài cá lớn của đại dương đã biến mất trong vòng 50 năm qua do ngành đánh bắt cá thương mại. Sự khan hiếm một số loài cá đã góp phần làm tăng nồng độ axít và giảm khả năng hấp thụ khí CO2 của đại dương. Điều kiện sống ngày càng trở nên tệ hơn đã khiến cá voi và cá heo trôi dạt vào bờ vì nghẹt thở. Đôi khi hàng trăm con cá đồng loạt chết trên bờ biển do không thể tiếp tục chịu đựng được tình trạng nhiễm độc của nước biển.
- Thời tiết khắc nghiệt: Trong thập niên qua đã có ít nhất 4 lần nhiệt độ trung bình hàng năm ghi nhận là đạt đến mức cao nhất trong lịch sử Địa Cầu. Vào năm 2003 một đợt khí nóng kỷ lục tràn vào châu Âu lấy đi sinh mạng của hàng chục ngàn người, gây nhiều vụ cháy rừng kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Úc.
Trong 6 năm liền, Peru đã trải qua nhiều sự kiện nhiệt độ khắc nghiệt với hiện tượng lạnh giá và đóng băng nghiêm trọng ở phía Nam dãy Andes, và lũ lụt tàn khốc ảnh hưởng cả trăm ngàn người. Sau đó vào năm 2010 được ghi nhận là năm đạt kỷ lục nóng hơn, Cục Quản lý đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) phát hiện bất thường rằng đất đai trên khắp toàn cầu đã ấm lên, hứng chịu mùa bão phá kỷ lục dẫn đến 2 cơn bão Katrina và Rita.
Gần 19% tổng diện tích lục địa của Địa Cầu – 17 nước như Phần Lan, Nga, Hoa Kỳ, Úc … đã lập kỷ lục mới về mức độ nóng nhất, khiến hàng ngàn người thiệt mạng, sức nóng gây ra hạn hán trầm trọng và hỏa hoạn rất lớn. Riêng ở Hoa Kỳ bang Florida gặp phải tình trạng băng tuyết khắc nghiệt và sau đó lại đối mặt với mùa hè nóng nhất, trong khi đó miền Bắc nước Úc trở nên ẩm ướt nhất từ trước đến nay và khu vực phía Tây Nam lại khô hạn nhất. Ở Nam Mỹ khu vực sông Amazon suy giảm tới mức thấp nhất trong lịch sử.
Và mới đây, năm 2023 và 2024 nhiều kỷ lục về thời tiết bị phá vỡ, trong khi thảm họa lại xảy ra với cường độ và tần suất chưa từng có trên toàn cầu. Hầu như mỗi tuần đều có tin lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy, gió xoáy, núi lửa, động đất hoặc lở đất xảy ra ở đâu đó trên thế giới. Nhưng báo cáo đáng lo ngại nhất là trong thời gian hai năm trôi qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu vẫn tiếp tục tăng cao. Mùa hè năm 2023 và 2024 phá vỡ tất cả các kỷ lục về nhiệt độ trước đây. Trong tháng 7, kỷ lục cho ngày nóng nhất trên Địa Cầu bị phá vỡ trong 4 ngày liên tiếp. Nắng nóng oi bức đã tác động lên toàn cầu, với nhiệt độ kỷ lục được ghi nhận từ Thung lũng Chết ở California đến một thị trấn ở tây bắc Trung Quốc, nơi trải qua nhiệt độ hơn 52°C.
- Thiên tai xảy ra thường xuyên Hơn: Hạn hán, sa mạc hóa và cháy rừng - Theo Liên Hiệp Quốc tình trạng sa mạc hóa là do hậu quả của việc chặt phá quá nhiều cây cối và thiệt hại từ hoạt động chăn thả gia súc. Khoảng 80-90% nạn phá rừng xảy ra là để chăn nuôi gia súc động vật. Đất rừng bị phát quang để chăn thả gia súc hoặc trồng trọt vụ mùa để nuôi động vật.
Quá trình này đang đẩy rừng nhiệt đới Amazon thậm chí càng nhanh hơn đến điểm tới hạn. Khoảng 17% diện tích rừng Amazon đã bị phá kể từ những năm 1970. Và nếu con số đó đạt 25% và nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 2,5°C thì các nhà khoa học cho rằng điểm tới hạn có thể được kích hoạt. Đó sẽ là một thảm họa đối với hàng triệu người ở phía nam Amazon, những người dựa vào nó để tạo ra lượng mưa.
Nguồn nước sạch cũng đang cạn dần, như những mực nước ngầm chạy dưới thành phố Bắc Kinh, Delhi, Bangkok, khu vực miền Trung Tây Hoa Kỳ, trong khi đó sông Hằng, sông Nile, sông Dương Tử cũng bị thu hẹp thành những dòng chảy nhỏ. Ở Trung Quốc, trận hạn hán khốc liệt nhất trong 5 thập niên qua, tàn phá mùa màng ít nhất 12 tỉnh phía Bắc, thiệt hại hàng tỷ đô. Miền Đông nước Úc phải chống chọi với nạn cháy rừng thảm khốc nhất trong suốt 25 năm qua.
Tại châu Phi, người dân Somali, Ethiopia, Sudan, v.v… cũng đã điêu đứng vì hạn hán. Năm 2010 nạn cháy rừng và nổ than bùn ở Nga hoành hành trên một phần rộng lớn lãnh thổ châu Âu của nước Nga, có 520 cháy rừng đã bùng phát trên khắp nước Nga. Tháng 8, năm 2023, một trong những thảm họa bi thảm nhất ở Hoa Kỳ là một vụ cháy rừng trên đảo Maui, Hawaii. Ngọn lửa di chuyển nhanh chóng quét qua thị trấn Lahaina, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó và gây thiệt mạng cho gần 100 người. Đó là trận cháy rừng kinh hoàng nhất ở quốc gia này trong hơn một thế kỷ.
- Bão tố và lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn: Theo Viện Kỹ thuật Georgia, Hoa Kỳ, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm gia tăng nhiệt độ đại dương, cường độ và thời gian kéo dài của các trận cuồng phong và bão nhiệt đới đã được ghi nhận là gia tăng gấp đôi trong 35 năm qua, con số các cơn bão cấp 4 và 5 tàn phá nhiều nhất trên khắp thế giới.
Theo báo cáo thường niên năm 2023 từ Gallagher, một trong những công ty môi giới tái bảo hiểm toàn cầu lớn nhất, công bố kỷ lục là 63 thảm họa đã xảy ra trên toàn cầu vào năm 2023, mỗi thảm họa gây thiệt hại từ 1 tỷ Mỹ kim trở lên. Trong số những thảm họa gây thiệt hại nặng nề nhất là bão.
Năm 2023, bão Freddy tấn công miền Đông châu Phi, khiến 1.434 người thiệt mạng, trở thành cơn lốc xoáy nhiệt đới nguy hiểm nhất được ghi nhận ở lục địa này.
Cũng năm này 2023, sau khi đổ bộ vào Philippines và Đài Loan, bão Doksuri tấn công Trung Quốc. Đó là cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào tỉnh Phúc kiến, Trung Quốc. Cơn bão đã gây ra thiệt hại 18,2 tỷ Mỹ kim, là cơn bão gây tổn thất nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Tại Bắc Kinh, bão Doksuri trút xuống lượng mưa 744,8 mm trong 5 ngày, lượng mưa cao nhất từ trước đến nay được ghi nhận tại thành phố này từ khi việc ghi chép bắt đầu vào năm 1883. Đó là lượng mưa nhiều hơn lượng mưa Bắc Kinh thường nhận được trong một năm.
Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia, năm 2023, Hoa Kỳ đã trải qua những thảm họa khí hậu gây tổn thất cao nhất trị giá hàng tỷ Mỹ kim từng được ghi nhận trong lịch sử quốc gia, đã hứng chịu 28 thảm họa thời tiết/khí hậu, bao gồm một đợt hạn hán lớn, 4 trận lũ lụt, 19 trận gió và mưa bão dữ dội, hai cơn bão nhiệt đới, và một cơn bão mùa đông khắc nghiệt.
Riêng năm nay 2024, tính đến tháng 11 này tổng cộng đã có 24 thảm họa thời tiết/khí hậu, 17 trận gió và mưa bão, 1 trận cháy rừng, 4 cơn bão nhiệt đới và 2 cơn bão mùa đông. Phải nói đến siêu bão Milton càn quét qua bang Florida, mang một lượng mưa khủng khiếp, gây thiệt hại hơn 30 tỷ Mỹ kim. Sau đó tháng 9, cơn bão Helene cấp 4 càn quét bờ biển phía Tây Bắc bang Florida và các bang miền Đông Nam Mỹ, mang gió và mưa dữ dội khiến hơn 201 người chết, 4 triệu ngôi nhà chìm trong bóng tối, gây thiệt hại nhà cửa, tiêu hủy đường xá, cầu cống ước tính 34 tỷ Mỹ kim.
Và ở châu Á, bão Yagi cấp 3 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, là cơn bão mạnh nhất, cường độ tăng rất nhanh, đổ bộ vào Biển Đông trong vòng 30 năm qua. Ở Việt Nam, bão Yagi gây ra trận mưa lớn nhất, làm ngập lụt 20/25 tỉnh, thành. Bão Yagi đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, cây cối, thú vật – hàng trăm người chết, mất tích, hơn 234,000 nhà cửa, trường học sụp đổ hư hao, trên 300 ngàn mẫu hoa màu cây ăn trái bị hư hại, ước tính thiệt hại trên 3 tỷ Mỹ kim.
Bão Yagi cũng đổ bộ qua Philippines, khiến vài chục người chết, mất tích, gây ngập lụt nghiêm trọng ở Thủ Đô Manila, và nhiều khu vực khác, sạt lở đất đã nuốt chửng nhiều nhà cửa và làng mạc. Ước tính thiệt hại hơn 6 triệu Mỹ kim. Bão Yagi đã 2 lần đổ bộ vào Trung Quốc – tỉnh đảo Hải Nam và Quảng Đông, gây thương tích cho nhân mạng, thiệt hại kinh tế ước tính lên tới gần 11.2 tỷ Mỹ kim.
Lần này, bão Yagi đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quốc gia bao gồm Philippines, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Bão Yagi tăng cấp nhanh trong 48 tiếng, có thể đánh đắm tàu trọng tải lớn, đây là một cơn bão tăng tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay trong lịch sử khí tượng Việt Nam. Có thể thấy bão Yagi đã đạt trạng thái mạnh nhất của một cơn bão nhiệt đới.
Sau cơn bão Yagi, bão nhiệt đới Trami gây ngập lụt trên diện rộng ở Philipppines, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, làm 181 người tử vong, 22 người mất tích và thiệt hại lên đến 374 triệu Mỹ kim.
Vào ngày 31 tây tháng 10 ở vùng Valencia và Andalucia, Tây Ban Nha, những cơn mưa xối xả sau đợt khô hạn kéo dài đã biến nhiều đường phố thành sông, gây thiệt mạng 229 người, 5 người mất tích, gây thiệt hại tài sản hàng tỷ Mỹ kim, cuốn trôi cầu, ô tô, phá hủy nhiều đường xá, đường dây xe lửa, nhấn chìm đất nông nghiệp hoa màu. Đây là một trong những thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong vòng 30 năm qua ở Tây Ban Nha.
Theo Sky News Úc - Ở Mozambique, với sức gió 260 km/giờ và mưa lớn bão Chido khiến 94 người thiệt mạng và ảnh hưởng đến 600.000 người. Cuối năm tại Hoa Kỳ, bão tuyết tại Ngũ Đại Hồ làm tuyết rơi dày tới 1,5 mét, gây gián đoạn đi lại cho hàng triệu người sau ngày Lễ Tạ Ơn (Metro).
Và những cơn bão mùa đông gây chết người tấn công Nam Hàn trong khi lũ lụt khiến hàng chục người thiệt mạng và nhiều đợt sơ tán tại Indonesia, Malaysia, và Thái Lan, buộc 240.000 hộ gia đình Thái Lan và hơn 122.000 người Malaysia phải sơ tán do mưa lớn kéo dài (VTC NOW).
- Động đất: Các nhà khoa học đã phát hiện rằng động đất có liên quan tới hâm nóng toàn cầu. Bởi vì khi băng đá ở hai địa cực và dưới thềm Greenland tan chảy, áp lực sẽ dồn lên lớp vỏ trái đất, kích hoạt sự chuyển dịch và gây ra động đất. Một trong những thảm họa bi thảm nhất trong thời đại của chúng ta là trận sóng thần khổng lồ (hậu quả của động đất) tấn công 18 quốc gia bao gồm Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Madagasca, Nam Phi, Kenya… vào năm 2004 đã phá hủy nhiều thành phố, làm 235.000 người chết, 100.000 người mất tích, thiệt hại về vật chất ước tính hàng tỷ Mỹ kim.
Một trận động đất 8.0 độ Richter vào tháng 5 năm 2008 ở tỉnh Tứ Xuyên đã tàn phá miền Tây Nam Trung Quốc khiến ít nhất 87.000 người bị thiệt mạng hay mất tích. Vào tháng 4 năm 2010, ở miền Tây Trung Quốc, 1 trận động đất 6.9 độ Richter đã làm ít nhất 589 người thiệt mạng và hơn 10.000 người bị thương.
Đầu năm 2010, sau trận lũ lụt, sạt lở đất và động đất ở Congo, Guatemala, Ecuador, Philippines và Indonesia đã làm hàng trăm người thiệt mạng. Chỉ trong vòng 24 giờ mà Indonesia đã phải hứng chịu ba thảm họa – 1 cơn động đất cường độ khốc liệt 7,7 độ Richter, 1 trận sóng thần lấy đi sinh mạng hơn 500 người và 1 trận phun trào núi lửa khiến 390.000 người dân phải di tản.
Tại quần đảo Solomon, 1 trận động đất 7 độ Richter đã san bằng một phần của đảo Haiti, khiến hơn 1 triệu người mất nhà cửa, hơn 230.000 người chết và 300.000 người bị thương. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng bị rung chuyển. Sau đó Chi Lê bị động đất 8,8 độ Richter, nhiều cơn dư chấn xảy ra tiếp theo tại Nhật Bản, Mexico, Sumatra và miền Tây Trung Quốc – ước tính số người thiệt mạng lên đến khoảng 250.000 người.
- Riêng trong năm 2024 đã có 20 trận động đất lớn nghiêm trọng nhất xảy ra khắp thế giới. Vào ngày 1 tây tháng 1, một trận động đất 7,5 độ Richter xảy ra ở Takaoka, Nhật Bản khiến 461 người thiệt mạng, phá hủy 30,000 cơ sở hạ tầng, ước tính kinh tế thiệt hại 17,6 tỷ Mỹ kim. Ở Đài Loan, ngày 3 tây tháng 4, một trận động đất 7,4 độ Richter xảy ra ở Hualien City, đây là cơn động đất mạnh nhất kể từ năm 1999, gây 18 người chết, làm 1,147 người bị thương.
- Thiếu Lương Thực: Liên Hiệp Quốc thông báo rằng từ năm 2009 đến nay, số người bị đói có khoảng 1,02 tỷ người không có đủ lương thực. Viện Quản lý Nước Quốc tế cảnh báo rằng những cơn mưa thất thường cũng như lượng mưa hay thay đổi gây ra những ảnh hưởng ngày càng rõ rệt đến an toàn thực phẩm và sự tăng trưởng kinh tế - Trên thực tế gần 66% vụ mùa ở châu Á phụ thuộc vào nước mưa, trong khi ở châu Phi thì toàn bộ đến 94% vụ mùa cần nước mưa.
Zimbabwe, Somalia, Mauritius, Mozambique and Sudan ở châu Phi đang phải hứng chịu những trận hạn hán khắc nghiệt, khiến cho việc canh tác trở nên vô cùng khó khăn, và hơn nữa nhiều nơi khác trên toàn cầu các sông băng đang thu nhỏ lại nhanh hơn mức các nhà nghiên cứu có thể ngờ đến, khiến cho sông hồ biến mất hoặc khô cạn, không còn nước cho vụ mùa và hàng tỷ người phải đối diện với nạn thiếu thực phẩm do thiếu nước, khiến giá cả thực phẩm tăng vọt đắt đỏ. Thêm vào đó, tình trạng sa mạc hóa và nạn phá rừng càng làm cho đất đai bị suy thoái. Với lượng mưa thất thường – quá thấp hay quá cao trong một thời điểm – vì vậy chúng ta phải hứng chịu những trận lũ lụt tàn phá nhấn chìm hoa màu và các vụ hỏa hoạn thiêu rụi rừng cây.
Chính những ảnh hưởng này của biến đổi khí hậu làm gia tăng sự bất ổn và khủng hoảng lương thực.
Nguyên nhân chính của sự thiệt hại và tàn phá này đối với môi sinh là gì?
Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thường xuyên nói về nạn hâm nóng toàn cầu và nguyên nhân sâu xa của nó: “Ngành kỹ nghệ chăn nuôi động vật.” Ngài giải thích rằng: “Chăn nuôi động vật là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và việc sử dụng nguồn tài nguyên nước quý giá của chúng ta cực kỳ kém hiệu quả. Trong khi hạn hán đang gây khó khăn cho nhiều người hơn, chúng ta không thể lãng phí nước. Như quý vị đã biết, sản xuất thịt sử dụng một lượng lớn nước, phải mất tới 2.640 lít nước sạch để sản xuất chỉ một khẩu phần thịt bò. Ngược lại một bữa ăn thuần chay đầy đủ chỉ tốn 215 lít nước. Đó là ít hơn 90 %. Vì vậy nếu chúng ta muốn chấm dứt tình trạng thiếu nước và để bảo tồn nguồn nước quý giá, chúng ta phải dừng các sản phẩm động vật.”
Chấm dứt nguyên nhân lớn nhất gây nên khủng hoảng môi trường
“Chăn nuôi là một trong những ngành góp phần lớn nhất vào các vấn để môi trường nghiêm trọng hiện nay. Chúng ta cần phải nhanh chóng hành động để cứu vãn tình thế.” – Tiến sĩ Henning Stenfeld, Trưởng ban Chính sách và Thông tin Chăn nuôi, FAQ Liên Hiệp Quốc.
“Chăn nuôi gia súc là nguyên nhân chính dẫn đến nạn phá rừng. Chăn nuôi gia súc là nguồn gây ô nhiễm nước lớn nhất. Chăn nuôi gia súc thải ra nhiều khí nhà kính hơn tất cả các ngành vận tải trên thế giới gộp lại.” – “Bóng Dài của Ngành Chăn Nuôi.”
“Đừng ăn thịt. Đây là điều mà trước đây Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) e ngại thông báo, nhưng giờ đây chúng tôi phải công bố: Xin hãy giảm tiêu thụ thịt – thịt là loại sản phẩm thải ra lượng khí cacbonic rất lớn.” – Tiến sĩ Rajendra Pachauri.
Theo các chuyên gia khoa học, nhiệt độ khí quyển đang tăng nhanh, chúng ta không còn nhiều thời gian để thay đổi. Rất nhiều nhà lãnh đạo và nhà khoa học trên thế giới cũng đang lo ngại về vấn đề này. Quả thật chúng ta không thể kiểm soát nổi tình trạng này ở những nơi mà hâm nóng toàn cầu đã đạt tới đỉnh điểm. Với tình trạng hạn hán khắc nghiệt, một vài quốc gia, cộng đồng không có đủ nước để trồng hoa màu hay thậm chí để uống. Các sông đang thu hẹp dần hoặc đã hoàn toàn khô cạn. Sông băng ở nhiều nơi đã tan chảy nhanh đến mức trong phút chốc gây ra những trận lũ lụt lớn, rồi ngay sau đó lại là hạn hán.
Vậy nên làm sao cùng một lúc chúng ta có thể ứng phó với số lượng di dân lớn đến hàng chục triệu người do tình trạng sa mạc hóa và mực nước biển dâng cao, hay do vĩnh viễn mất đi các cánh đồng hoa màu? Quả thật rất khó và thậm chí là không giải quyết được.
Chúng ta chưa hoàn toàn sẵn sàng - Chúng ta vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ
Chúng ta phải cứu Địa Cầu, để chúng ta có nơi cư ngụ. Bởi vì nếu như băng đá tan chảy hết, nếu như cả hai địa cực đều tan, và nếu biển ấm lên thì khí độc có thể sẽ thoát ra từ đại dương, rồi tất cả chúng ta sẽ bị nhiễm độc. Lượng khí độc dưới lòng đại dương rất lớn.
Thời gian của chúng ta sắp hết. Chúng ta phải thay đổi lối sống của mình, nếu không sẽ quá muộn. Chúng ta phải giải quyết vấn đề tận gốc – là do chúng ta giết hại vô số các loài vật đồng cư và tàn phá môi trường. Vì vậy, để giải quyết vấn đề mà chúng ta hiện đang phải đối mặt, chúng ta phải đảo ngược hành động của mình.
Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư nhắc nhở chúng ta rằng - Giải pháp duy nhất cho vấn đề biến đổi khí hậu là toàn cầu chuyển sang Lối Sống Thuần Chay. Mọi việc luôn có thể thay đổi qua một đêm nếu người ta quay lại và bước đi đúng hướng. Chúng ta biết việc ăn thịt động vật, về khoa học và về vật chất, là nguyên nhân chính của chiều hướng hủy diệt Địa cầu.
Thế thì chúng ta phải quay đầu lại và đi về hướng ngược lại. Ngược lại với ăn thịt động vật là lối sống ăn thuần chay, từ bi. Mọi sản phẩm động vật, mọi sự giết chóc loài người hay động vật phải được chấm dứt nếu chúng ta muốn ngưng hiện tượng biến đổi khí hậu. Ngừng sát sinh thì hâm nóng toàn cầu sẽ ngừng ngay lập tức, bởi vì chúng ta quay sang chiều hướng khác.
Cho nên, trước tiên, hãy ăn thuần chay. Nếu không thể tìm được rau quả hữu cơ, thì xin hãy ăn thuần chay trước. Bởi vì từ trường yêu thương này sẽ bao bọc Địa Cầu, làm tấm chắn bảo vệ chúng ta. Không có gì khác, không có năng lượng xanh nào khác có thể bảo vệ chúng ta trong thời điểm vô cùng nguy nan này. Xin hãy thức tỉnh và đánh thức mọi người khác thức tỉnh, trước khi căn nhà của chúng ta bị thiêu cháy. Cùng nhau chúng ta sẽ thắng, cùng nhau chúng ta sẽ cứu Địa Cầu. Không phải cứu Địa Cầu vì lý do hiện hữu vật chất, mà vì chúng ta cứu chính mình.
“Không có gì ích lợi cho sức khỏe của con người và tăng cơ hội sinh tồn trên Địa Cầu bằng việc tiến đến lối dinh dưỡng thuần chay.” – Albert Eintein
“Quý vị không được coi rẻ mạng sống của động vật cũng không giết mổ họ làm thức ăn. Dinh dưỡng tự nhiên là trường chay” – Giáo sĩ Do Thái Umberto Cassuto
Ăn thuần chay là không bạo lực trong ý nghĩa cao đẳng nhất và ăn thuần chay là tình thương thể hiện bằng hành động. Quý vị không nghĩ vậy sao? Phải, nếu thương động vật, tại sao lại ăn họ? Mọi người đều nói chúng tôi thương động vật, nhưng bằng cách nào? Ăn thuần chay sẽ ngưng 80% hâm nóng hoàn cầu, chấm dứt tất cả sự tàn ác, bắt đầu từ đĩa ăn của mình, phát ra từ trường yêu thương, nhân ái khắp thế giới, ngưng nạn thiếu nước và ô nhiễm nước, ngưng nạn thiếu thực phẩm, ngưng nạn đói thế giới và chiến tranh, ngăn ngừa những căn bệnh chết người, tiết kiệm hóa đơn y tế và tiền thuế khổng lồ, để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, hỗ trợ các phát minh mới hữu dụng và các tổ chức của những người tốt, và danh sách lợi ích còn nhiều nữa.
Tất cả chúng ta đều muốn một thế giới hòa bình và đều nói cách chúng ta muốn có hòa bình và tình thương như thế nào. Vậy thì chúng ta nên bắt đầu bây giờ và hãy để hòa bình bắt đầu từ đĩa ăn của mình. Hãy để tình thương bắt đầu với sự chọn lựa của mình. Tất cả những lợi ích của thuần chay không thể nào kể hết. Và còn có khía cạnh tâm linh nữa. Khi một người dự phần vào việc sát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp bất kỳ chúng sinh nào, dù là người hay là loài vật, thì người đó bước vào vòng thù hận và bạo lực. Và vấn đề sẽ chỉ chấm dứt khi người đó dừng lại.
Chúng ta thấy xu hướng thuần chay bây giờ đang trở nên phổ biến hơn. Hy vọng xu hướng này sẽ ảnh hưởng toàn thế giới, rồi không bao lâu, không còn động vật đau khổ trên Địa Cầu chúng ta, hoặc không còn những người đau khổ vì chiến tranh và nạn đói, v.v...
Động vật là những chúng sinh có cảm xúc, có suy nghĩ, cảm giác. Bất cứ ai trong chúng ta dành thời gian với thú cưng, đều biết rằng họ có cá tính riêng, họ trải nghiệm yêu thương, quan tâm, đau đớn và sầu khổ, hạnh phúc và phấn khởi. Và lòng trung thành; lòng trung thành tuyệt đối. Và không có sự khác biệt giữa thú cưng trong nhà và động vật khác bị giam cầm cả đời trong các chiếc lồng tập trung chật hẹp, khủng khiếp của những cơ sở chăn nuôi hoặc trong những nơi có hàng rào tù túng, dù mưa hay nắng, không nơi trú ẩn, chịu đựng mọi thời tiết, bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt không thể tưởng tượng nào, và cuộc đời của họ kết thúc thê thảm tại các lò sát sinh! Cho sự tiêu thụ của con người.
Để biết thêm thông tin, xin vui lòng xem các phim tài liệu được đề nghị sau đây, các phim đạt giải thưởng như: “Cowspiracy – Giải Pháp Cải Thiện Môi Trường”, “Earthlings – Chúng Sinh Địa Cầu”, “Dominion – Khám Phá Sự Thật Đen Tối của Ngành Chăn Nuôi Gia Súc và Các Ngành Công Nghiệp Lạm Dụng Khác”, và phim được đề cử giải thưởng “What the Health – Sự Thật Về Sức Khỏe”, “Meat the Truth – Sự Thật Về Thịt”, “Eating Our Way To Extinction - Lối Dinh Dưỡng Dẫn Tới Tuyệt Chủng” v.v. và v.v...
Ngoài ra, mọi thông tin liên quan tới bằng chứng khoa học về biến đổi khí hậu và giải pháp cho vấn đề này có trong Sách của Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư, “Từ Khủng Hoảng Đến Hòa Bình.” Tải về miễn phí tại: Crisis2Peace.org
Theo Ngài Thanh Hải, - Bây giờ là lúc thức tỉnh và thay đổi những thói quen tàn ác, không lành mạnh, độc hại về mặt thể chất lẫn tâm linh và sự tàn bạo tột cùng liên quan đến thói quen này. Lối dinh dưỡng nguyên thủy của chúng ta là ăn thuần chay. Ăn thuần chay giúp phát triển cả thể chất lẫn tinh thần, cả về phúc lợi tâm linh. Chúng ta có thể sống vui vẻ, khỏe mạnh, thịnh vượng hoàn toàn bằng thức ăn thực vật. Các diễn viên, lực sĩ, vận động viên, nhà vô địch võ thuật, bác sĩ y khoa, nhà khoa học, những người đạt giải Nobel, v.v… là bằng chứng sáng ngời của lối dinh dưỡng thực vật lành mạnh.
Dù chúng ta không phải là người ra tay sát sinh, nhưng chúng ta khiến người khác giết cho mình ăn. Những động vật cũng đau khổ và cũng chết như vậy, chỉ vì bữa ăn của chúng ta, bữa ăn mà chúng ta có thể thay thế bằng bất kỳ thức ăn thực vật nào khác. Và ngày nay, ăn thuần chay thậm chí còn dễ dàng hơn rất nhiều.
Cầu mong tất cả cư dân trên Địa Cầu nhanh chóng áp dụng lối sống thuần chay để bảo vệ cuộc sống và Địa Cầu.
Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư là ai?
Là một nhà từ thiện, nghệ sĩ và lãnh đạo tâm linh lỗi lạc, hơn một thập niên qua Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư đã du hành khắp nơi trên thế giới không ngừng nghỉ, dùng nguồn lợi tức từ các sáng tác mỹ thuật của Ngài hầu giúp đỡ những người khốn khó trên khắp thế giới.
Các họa phẩm và y phục thời trang do Ngài thiết kế đã được triển lãm ở Nữu Ước, Ba Lê, Luân Đôn, Đông Kinh, Genève, Hồng Kông, Vọng Các với sự hưởng ứng đông đảo của quần chúng. Các thi phẩm của Ngài đã được rất nhiều nhật báo và nguyệt san tại Hoa Kỳ, Á Châu và Âu Châu đăng tải. Ngài đã sáng tác nhiều nhạc phẩm sâu sắc và thi vị qua 3 thứ tiếng Anh, Việt, Hoa, khơi dậy khía cạnh tâm linh trong nền âm nhạc hiện đại. Một số thi phẩm do Ngài sáng tác vào thưở thiếu thời đã được thu thập và phổ nhạc bởi những nhạc sĩ tài danh, qua phần trình diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng trên khắp thế giới.
Với nhiều tài năng thiên phú – ngoài hội họa, những sáng tác nghệ thuật, thơ nhạc, trang phục, Ngài còn thiết kế bộ sưu tập đèn thật tinh tế, nhiều bộ trang sức thật mỹ miều miêu tả nét đẹp bên ngoài lẫn bên trong của các nền văn hóa, các dân tộc mà Ngài đã gặp qua.
Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư sinh quán tại miền Trung, Việt Nam. Ngay từ thuở thiếu thời, Ngài đã thường giúp đỡ và an ủi những bệnh nhân, những người nghèo khó cũng như những bạn thú bị thương bằng tất cả tấm lòng của Ngài. Lúc còn trẻ tuổi, Ngài xuất dương du học ở Âu châu. Tại đây, Ngài đã tình nguyện làm y tá và thông dịch viên cho Hội Hồng Thập Tự. Hằng ngày chứng kiến nỗi thống khổ của tha nhân, Ngài đã ước mong cống hiến đời mình để phục vụ cho nhân loại.
Ngài đã được thỉnh mời đến thuyết giảng tại nhiều quốc gia, cũng như tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Thụy Sĩ và Nữu Ước. Ngài mang thông điệp tình thương, khuyến khích những người khác nhìn vào nội tâm để khám phá ra sự vĩ đại của chính họ.
Qua những công việc nhân đạo và thiện nguyện xuất sắc, Ngài đã được nhiều tổ chức hội đoàn khác nhau, giới truyền thông, chính phủ nhiều nước, nhiều nhân vật, ca ngợi và vinh danh trao nhiều giải thưởng khác nhau như giải Gusi Hòa Bình 2006, được xem là giải Nobel Hòa Bình của phương Đông, Giải Lãnh Đạo Tâm Linh thế giới năm 1994, giải Phục Vụ Nhân Loại Xuất Sắc của chính phủ Thái Lan, bằng Công Dân Danh Dự Hoa Kỳ v.v… Và ngày 22 tháng 2 và 25 tháng 10, cả hai ngày đều được công bố hàng năm nhiều nơi trên nước Mỹ và thế giới gọi là “Ngày Thanh Hải Vô Thượng Sư”.
Qua các thi phẩm, tác phẩm nghệ thuật của Ngài, hoặc qua những nỗ lực nhân đạo… tất cả đều rất dễ tìm qua một từ khoá SuprememasterTV.com – kênh truyền hình quốc tế mang tính xây dựng truyền tải thông điệp một thế giới Yêu Thương, Hòa Bình, phát sóng toàn cầu 24 giờ, với gần 40 ngôn ngữ, dưới sự chỉ đạo và tổng biên tập trực tiếp của Ngài; đã được Hội Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư đăng ký bản quyền.
Thảo Nhi