0936 678 231 - 0932 585 431

Chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Bộ

Ngày 21/04/2025

Những biến động của nền kinh tế, đặc biệt là cuộc “Cách mạng công nghiệp 4.0” đang tạo ra thói quen tiêu dùng mới, nếu không kịp chuẩn bị tốt nền tảng công nghệ, doanh nghiệp dễ bị bỏ lại đằng sau.

Chuyển đổi số là con đường duy nhất để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận những ứng dụng, thành tựu công nghệ mới nhất, từ đó tạo cơ hội phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn một cách bền vững với chi phí tiết kiệm nhất.

Một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức vào năm 2013 đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người.  Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, cũng như trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay, cho phép các nước trong khối được tiếp cận công nghệ tiên tiến một cách dễ dàng. 

Theo ông Nguyễn Duy Tráng, chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải thích nghi và ứng phó nhanh nhạy trong sự phát triển của doanh nghiệp

Thực trạng quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và có diện tích tự nhiên là 5905.7km² (số liệu thống kê năm 2019). Đồng Nai có tọa độ từ 10°30'03B đến 11°34'57"B và từ 106°45'30Đ đến 107°35'00"Đ. Tỉnh Đồng Nai có vị trí địa lý như sau:

Bản đồ hành chính vùng Đông Nam Bộ

  • Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
  • Phía Tây giáp tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
  • Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Phước.

Vùng Đông nam Bộ hiện đang là vùng kinh tế năng động bậc nhất nước ta hiện nay, cũng như Đồng Nai là tỉnh cửa ngõ  Từ Đồng Nai, ta có thể di chuyển được đến hầu hết các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ (trừ Tây Ninh và Ninh Thuận).

  • Mặt khác, Đồng Nai hiện đang là một trong bốn góc của vùng “tứ giác” kinh tế phát triển, bao gồm: Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Như vậy, về mặt địa lý, Đồng Nai nằm ở một vị trí hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ảnh hưởng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

•          Big Data (Dữ liệu lớn): Là các tập tin có khối lượng dữ liệu cực kỳ lớn, mà các công cụ phân tích bình thường phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để phân tích.  Không phải ngẫu nhiên mà các siêu cường quốc công nghệ, các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới (Facebook, Google, Apple, Samsung…) thực hiện công nghệ số

•          Trí tuệ nhân tạo (AI): như tên gọi của nó, đây là một phần mềm có khả năng xử lý thông tin một cách tự động, không cần sự điều khiển trực tiếp của con người. 

Tài chính ngân hàng: tổng đài trả lời tự động, hỗ trợ thu thập thông tin, khảo sát.

Thương mại điện tử: các ứng dụng nhận dạng mã sản phẩm, các bảo mật sinh trắc học trong thanh toán.

Giao thông vận tải: Các trạm thu phí thông minh.

Các ngành sản xuất: robot, các dây chuyền tự động.

Cùng với Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 và QĐ số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đến 2025” nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới (chuyển đổi số).

Ngày 6/10/2021, tại hội thảo “Chữ ký số - Công dân số - Chìa khóa thành công”, đại diện tập đoàn VNPT cho biết: Tập đoàn đã chuẩn bị đủ về mặt hạ tầng, kỹ thuật để triển khai trên toàn quốc, mở ra điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nền tảng số.

  • Nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP: Nền tảng MISA ASP giúp kết nối các dịch vụ kế toán uy tín và doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian tìm kiếm lượng nhân sự, cũng như chi phí không cần thiết.
  • Nền tảng quảng cáo, tiếp thị trực tuyến Novaon Onfluencer: Giúp tăng hiệu quả marketing, tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh số cho các doanh nghiệp.
  • Nền tảng phân phối hàng hóa Giga1: Nền tảng này giúp cải thiện khả năng phân phối hàng hóa của doanh nghiệp đến tay khách hàng cuối.
  • Nền tảng thanh toán trực tuyến VnPay và Momo: 2 nền tảng này hiện nay đã trở nên khá phổ biến trong việc thanh toán trực tuyến. Thanh toán một cách nhanh chóng – trong vòng 5 giây. 
  • Nền tảng chăm sóc khách hàng StringeeX: Doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ tổng đài viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. 
  • Nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office: Nền tảng quản trị doanh nghiệp thực sự hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp và được thảo luận nhiều nhất trong các nền tảng quản lý doanh nghiệp của người Việt 
  • Nền tảng nhà hàng, cửa hàng BizFly: cung cấp các dịch vụ, công cụ phục vụ việc chuyển đổi số như các chiến dịch marketing online; dịch vụ thiết kế website; phần mềm CRM quản lý doanh nghiệp; cùng các nền tảng hạ tầng như hệ thông lưu trữ Cloud; hệ thống tổng đài… 
  • Nền tảng khách sạn, điểm vui chơi EZCloud: Đây là một nền tảng quản lý cho các nhà hàng và khách sạn. Nền tảng cung cấp cho các chủ doanh nghiệp bao gồm: hệ thống quản lý toàn diện, email Marketing.
  • Nền tảng an toàn, an ninh mạng CyRadar: cung cấp các giải pháp bảo mật, an ninh mạng, giúp doanh nghiệp yên tâm hơn khi thực hiện chuyển đổi số, tránh việc bị tin tặc tấn công, làm thất thoát dữ liệu.
  • Nền tảng tư vấn Consultant Anywhere: nền tảng giúp kết nối doanh nghiệp và các chuyên gia, cố vấn thuộc đúng lĩnh vực của doanh nghiệp
  • Nền tảng tuyển dụng Vietnamworks: Giúp doanh nghiệp tìm ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Định hướng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa:

  • Quy mô doanh nghiệp đã đạt đến hàng ngũ doanh nghiệp vừa – có sự ổn định về kinh tế, cũng như đường lối quản lý.
  • Doanh nghiệp bước đầu thực hiện chuyển đổi số dù còn nhiều hạn chế.
  • Tác giả đã có cơ hội tiếp xúc doanh nghiệp từ giai đoạn chưa chuyển đổi số đến giai đoạn hiện tại – giúp các doanh nghiệp khác có cái nhìn rõ ràng hơn về quá trình chuyển đổi số.
  • Có sự tương đồng trong công tác quản lý và chuyển đổi số trong những doanh nghiệp được tác giả nêu trên – rất nhiều ưu điểm và hạn chế tương tự mà những doanh nghiệp khác thường gặp phải. 

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý số

Đánh giá năng lực số của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải tự đặt ra các câu hỏi 4W1H để tự đánh giá năng lực số của mình, sau đó trả lời chúng theo thứ tự. 4W1H bao gồm:

                    

Sơ đồ năng lực số

  • Who: Giám đốc điều hành hiện tại là người có tầm nhìn, ông đề ra các chiến lược quản lý thay đổi dần từng chút một, giúp bộ máy quản lý của công ty được cải thiện khá nhiều. 
  • Why: việc chuyển đổi số được đánh giá là cần thiết, nhưng là về mặt lâu dài.
  • What: công ty hiện đã cung cấp các trang thiết bị số như máy tính, phần mềm hệ thống sử dụng Excel, phần mềm kế toán Misa, phần mềm khai báo thuế trực tuyến, xuất hóa đơn điện tử, sử dụng các ứng dụng Mail, Skype, Zalo để giao tiếp nội bộ cũng như với khách hàng.
  • Where: năng lực số của khối văn phòng khá tốt, tuy nhiên các trưởng bộ phận ở phân xưởng còn kém, mặt hạ tầng bao gồm phần cứng còn kém, phần mềm hiện đang sử dụng tốt, mặt hệ thống tốt nhưng cần cải thiện 
  • How: sau khi đã xác định được các yếu tố tốt và cần cải thiện thêm ở doanh nghiệp, việc lựa chọn phương án giải quyết là tùy thuộc vào ngân sách cũng như đường lối của ban lãnh đạo công ty.

Giải pháp cải tiến, nâng cấp

- Chuyển đổi/thay đổi lại quy trình làm việc của công ty

- Đầu tư hạ tầng (máy tính, phần mềm) đủ mạnh để thực hiện các công tác tính toán, phân tích dữ liệu

- Đào tạo, tuyển mới ít nhất một nhân viên thành thạo Excel và hiểu về dữ liệu

- Thống nhất lại bộ dữ liệu của doanh nghiệp hoàn chỉnh, logic, thống nhất

- Tất cả các dữ liệu phải được nhập vào hệ thống theo đúng thời điểm phát sinh và theo đúng chuẩn bên trên.

Giải pháp thêm mới, bổ sung

-Mua thêm các phần mềm phân tích dữ liệu chuyên nghiệp (Power Bi, Python, R, Sql…)

-Đầu tư, sử dụng các nền tảng chuyển đổi số như 1Office, Giga1, BizFly…và BẮT BUỘC sử dụng trong.

-Xây dựng, đầu tư lại website một cách trực quan, logic hơn.

Thông tin tác giả bài viết:

Thạc sĩ Nguyễn Duy Tráng sinh năm 1983 tại Hải Dương. Hiện ông sống và làm việc tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Năm 2005-2007: Ông làm thiết kế tại công ty HHCN EAGLE (100% Vốn Taiwan). Từ tháng 9/2007-12/2016 ông là Trưởng phòng kỹ thuật kiêm trưởng phòng kinh doanh công ty TNHH Khoa học và Kỹ thuật Hong Zheng VN (100% Vốn Taiwan). 

Ông Nguyễn Duy Tráng trong các hoạt động ký kết với các đối tác nước ngoài.

Từ tháng 1/2017 đến nay, ông là Giám đốc điều hành công ty TNHH Khoa học và Kỹ thuật Hong Zheng VN.

Từ năm 2013 đến nay, ông còn tham gia vai trò là giảng viên kiêm Phó Viện trưởng của Viện Nghiên cứu và tư vấn quản lý (RCI) Đồng Nai (Tiền thân là Viện Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh và Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP. HCM chi nhánh Đồng Nai).

Ông còn là Bí thư chi bộ công ty Hong Zheng Khóa I 2017-2020, khóa II 2020-2023, khóa III 2023-2025.

Năm 2024, ông đạt danh hiệu Doanh nhân Trí thức tiêu biểu – Chương trình doanh nghiệp FDI xuất sắc 2024 của Viện Khoa học và phát triển nguồn nhân lực Kinh tế & Văn hóa.

Thạc sĩ Nguyễn Duy Tráng

Tin tức khác

Zalo phone Hotline