0936 678 231 - 0932 585 431

Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất dựa trên các kịch bản mưa lớn ở độ phân giải cao kết hợp với điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất công trình - Ứng dụng cho lưu vực sông Thao - Việt Nam

Ngày 04/09/2024

Trượt lở đất là một trong những loại hình thiên tai phổ biến nhất trên toàn thế giới cũng như Việt Nam. Thiệt hại về người, cơ sở vật chất và môi trường do trượt lở đất đá gây ra thường nghiêm trọng hơn so với nhận thức và đánh giá hiện nay của xã hội. Nghiên cứu về trượt lở đất đá trong và ngoài nước đã và đang có những ứng dụng to lớn trong công tác cảnh báo, dự báo và phòng chống thiên tai. Ở nước ta, thường chỉ được áp dụng trên quy mô lớn theo đơn vị hành chính như vùng miền, tỉnh thành phố mà chưa có các điều tra nghiên cứu cho những lưu vực sông lớn. Nghiên cứu này được tiến hành ở lưu vực sông Thao, sử dụng kịch bản mưa cực đoan độ phân giải cao để thành lập bản đồ phân vùng và bản đồ nguy cơ trượt lở, phục vụ công tác quy hoạch phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Vấn đề trượt lở đất ở Lưu vực sông Thao phần lãnh thổ Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự quan tâm trong nhiều năm trở lại đây do những thiệt hại ngày càng gia tăng mà nó gây ra cho sinh mạng con người, cơ sở vật chất cũng như môi trường sống. Tuy nhiên, những nghiên cứu về trượt lở đất ở khu vực này vẫn còn khá hạn chế. Việc tiến hành nghiên cứu chi tiết tại các khu vực này đã rút ra được những dấu hiệu cũng như tiêu chí quan trọng (trắc lượng hình thái, đặc điểm thạch học, mức độ dập vỡ kiến tạo, đặc điểm cấu tạo của vỏ phong hoá…), từ đó tìm ra quy luật trong sự phân bố để xác định chìa khoá đánh giá nguy cơ tai biến trượt lở và cảnh báo.

Xuất phát từ thực tiễn trên, TS. Trần Thế Việt cùng nhóm nghiên cứu tại Trường đại học Thủy lợi cùng thực hiện “Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất dựa trên các kịch bản mưa lớn ở độ phân giải cao kết hợp với điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất công trình - Ứng dụng cho lưu vực sông Thao - Việt Nam” với mục tiêu:

- Làm rõ mối quan hệ và quy luật phân bố của trượt lở đất theo các tác nhân chủ-yếu về địa hình, địa mạo, địa chất, và mưa lớn ở lưu vực sông Thao.

- Đề xuất được giải pháp, công nghệ và phương pháp kết hợp tính toán mô phỏng-cảnh báo trượt lở đất dựa trên các kịch bản mưa lớn ở độ phân giải cao và các điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất công trình xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất. 

- Xây dựng bản đồ nguy cơ và bản đồ phân vùng trượt lở đất dựa trên các kịch bản-mưa lớn kết hợp với điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất công trình cho lưu vực sông Thao - Việt Nam làm cơ sở phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đảm bảo phát triển bền vững.

Vấn đề trượt lở đất ở Lưu vực sông Thao phần lãnh thổ Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự quan tâm trong nhiều năm trở lại đây do những thiệt hại ngày càng gia tăng mà nó gây ra cho sinh mạng con người, cơ sở vật chất cũng như môi trường sống. Tuy nhiên, những nghiên cứu về trượt lở đất ở khu vực này vẫn còn khá hạn chế. Việc tiến hành nghiên cứu chi tiết tại các khu vực này đã rút ra được những dấu hiệu cũng như tiêu chí quan trọng (trắc lượng hình thái, đặc điểm thạch học, mức độ dập vỡ kiến tạo, đặc điểm cấu tạo của vỏ phong hoá…), từ đó tìm ra quy luật trong sự phân bố để xác định chìa khoá đánh giá nguy cơ tai biến trượt lở và cảnh báo.

Đã điều tra thu thập và giải đoán ảnh tại lưu vực sông Thao đã ghi nhận tổng cộng 1468 điểm trượt lở. Các khu vực có mật độ lớn các điểm trượt lở là những nơi cần hết sức chú ý đến vấn đề nguy cơ trượt lở đất. Trên cơ sở đánh giá đặc điểm hiện trạng trượt lở đất đá trong mối quan hệ với thực trạng các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của các khu vực miền núi lưu vực sông Thao có thể giúp sơ bộ khoanh định được các vùng có nguy cơ trượt lở đất đá từ thấp đến rất cao nhằm mục đích thông báo với chính quyền và nhân dân sở tại về thực trạng trượt lở đất đá ở địa phương và mức độ nguy cơ của các vị trí đó và khu vực lân cận. Trên cơ sở các thông tin đó, chính quyền và nhân dân địa phương có thể lên phương án chuẩn bị các biện pháp ứng phó, phòng, tránh và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai trượt lở đất đá gây ra trong các mùa mưa bão. Đây là những số liệu đầu vào cho các bài toán và mô hình đánh giá, dự báo và phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá trên toàn khu vực miền núi lưu vực sông Thao. Cần thường xuyên cập nhật thêm các điểm trượt lở, vùng trượt lở vào bản đồ hiện trạng để có hướng nghiên cứu phù hợp. Với những khu vực có mật độ điểm trượt lở cao, cần nghiên cứu lắp đặt các hệ thống cảnh báo sớm trượt lở đất.

Công tác thu thập, chỉnh lý, chuẩn hoá và hiệu chỉnh bộ dữ liệu trượt lở đất và các thông số có liên quan. Phương pháp kết hợp tính toán chi tiết hóa động lực với thống kê được ứng dụng để khôi phục dữ liệu khí tượng cho toàn bộ lưu vực sông Thao. Kết quả mô phỏng của mô hình mưa đã được so sánh kiểm định với các dữ liệu thực đo trên cả phần lãnh thổ Việt Nam, kết quả tính toán có độ tin cậy tốt và đạt các chỉ tiêu thống kê từ đạt yêu cầu.

Kết quả phân tích mối quan hệ giữa hiện trạng trượt lở đất ở lưu vực sông Thao với các tác nhân đặc điểm địa hình, địa mạo, độ dốc, địa chất, thạch học, sử dụng đất và các kịch bản mưa cực đoan cho thấy trượt lở thường tập trung tại các khu vực 246 có điều kiện nhất định và lặp lại theo thời gian. Các khu vực có trượt lở đất mạnh và điển hình nhất là các khu vực thuộc địa bàn huyện Hoàng Su Phì, phía Đông Nam huyện Bát Xát, Sapa… Việc tiến hành nghiên cứu chi tiết giúp đúc rút được những dấu hiệu cũng như tiêu chí quan trọng để đánh giá nguy cơ tai biến.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20023/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Đ.T.V (NASATI)

Theo vista.gov.vn

Nguồn: https://www.vista.gov.vn/vi/news/ket-qua-nghien-cuu-trien-khai/nghien-cuu-xay-dung-ban-do-nguy-co-truot-lo-dat-dua-tren-cac-kich-ban-mua-lon-o-do-phan-giai-cao-ket-hop-voi-dieu-kien-dia-hinh-dia-mao-dia-chat-cong-trinh-ung-dung-cho-luu-vuc-song-thao-viet-nam-9545.html

Tin tức khác

Zalo phone Hotline